Doanh nghiệp của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi được chia khoảng 9.300 tỷ đồng cổ tức sau 6 năm đầu tư vào Sabeco.

Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – SAB) vừa thông qua việc tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt năm nay. Tỷ lệ chi trả tạm ứng là 15%, tức một cổ phiếu tương ứng 1.500 đồng tiền mặt và sẽ được nhận vào đầu tháng 2 năm sau. Sabeco có hơn 1,28 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến cần chi gần 1.924 tỷ đồng để trả cổ tức.

Hiện Công ty TNHH Vietnam Berverage thuộc Tập đoàn Thai Beverage của tỷ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi, đang sở hữu gần 53,6% vốn Sabeco. Như vậy, cổ đông lớn này sẽ nhận về hơn 1.030 tỷ đồng cổ tức trước thềm Tết Nguyên đán.

Theo kế hoạch, Sabeco cần chia cổ tức với tỷ lệ 35% trong năm nay. Nếu thực hiện đủ, số tiền mà tỷ phú Thái Lan nhận về sẽ là 2.630 tỷ đồng.

Đây là lần thứ bảy liên tiếp cổ đông người Thái nhận cổ tức nghìn tỷ đồng từ Sabeco. Cuối năm 2017, Tập đoàn Thai Beverage mua lại 53,6% cổ phần Sabeco. Kể từ đó, cổ đông xứ chùa vàng hưởng hàng nghìn tỷ đồng cổ tức mỗi năm, lũy kế đến nay nhận được hơn 9.280 tỷ đồng.

Khi thâu tóm SAB, Thai Beverage chi khoảng 110.000 tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD thời điểm đó). Như vậy chỉ tính riêng cổ tức, doanh nghiệp này đã thu hồi hơn 8,4% vốn đầu tư.

See also  Mỹ phẩm Vacure:treat kỷ niệm hai năm gia nhập thị trường Việt

Sabeco là một trong những công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn với tỷ lệ ổn định suốt nhiều năm qua. Những năm gần đây, tỷ lệ chi trả của SAB thường quanh 35%, có năm lên đến 50%. Trong báo cáo thường niên 2022, ông Koh Poh Tiong – Chủ tịch Hội đồng quản trị, cho biết công ty luôn hướng đến việc tối đa hóa giá trị cho cổ đông.

“Điều này cho phép Sabeco mang đến cho các cổ đông khoản thu nhập cổ tức bền vững và tăng dần theo thời gian, phù hợp với triển vọng tăng trưởng dài hạn”, ông nói.

Năm ngoái, CEO Thai Beverage khẳng định Sabeco là viên ngọc quý, tài sản hiếm có trong số các nhà sản xuất bia tại khu vực. Việt Nam hiện là thị trường tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á, trị giá 26 tỷ USD và đứng thứ ba tại châu Á sau Trung Quốc, Nhật Bản (năm 2021).

Tuy nhiên tình hình kinh doanh của chủ hãng bia 333 đang dần hụt hơi. Sau khi đạt đỉnh lợi nhuận gần 1.800 tỷ vào quý II/2022, lợi nhuận SAB liên tục đi xuống. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu giảm 12%, còn hơn 22.100 tỷ đồng và lãi sau thuế cũng giảm 26%, xuống gần 3.300 tỷ đồng. Nguyên nhân là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu tiêu dùng thấp khi kinh tế bất ổn, chi phí nguyên liệu đầu vào cao, đặc biệt còn do việc thực hiện chặt chẽ Nghị định 100 thời gian qua.

See also  'Sản phẩm OCOP có thể vươn ra thị trường thế giới'

Tất Đạt