Be lần đầu vào top 10 trong báo cáo trải nghiệm khách hàng xuất sắc (CEE) 2023 do KPMG công bố vào tháng 11.

Báo cáo được KPMG thực hiện dựa trên khảo sát hơn 1.540 người tiêu dùng Việt, đánh giá 84 thương hiệu thuộc 8 ngành khác nhau. Sáu tiêu chí của CEE 2023 gồm: cá nhân hóa, sự đồng cảm, kỳ vọng, giải pháp, thời gian – công sức và chính trực.

Xếp vị trí thứ 7 CEE 2023, Be là đại diện duy nhất lĩnh vực Di chuyển và Khách sạn. Trong bảng công bố, KPMG đánh giá Be có sự bứt phá khi “thay đổi thứ hạng tích cực nhất, từ vị trí 64 lên thứ 7” và là “nền tảng vận tải công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam”. Hai tiêu chí nổi trội của hãng trong báo cáo này là cá nhân hóa và thời gian – công sức. Cá nhân hóa trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy trải nghiệm khách hàng (CX), có sức ảnh hưởng lớn tới sự gắn bó, ủng hộ của người dùng.

Đây cũng là mục tiêu khi đơn vị cải tiến, mở rộng sản phẩm, dịch vụ. 10 tháng đầu năm, hãng vận hành hơn 100 triệu chuyến đi trong 10 tháng đầu năm nay, đạt mốc 100 triệu lượt tải, sở hữu kho dữ liệu lớn. Với tính chất của một doanh nghiệp thuần Việt, sự am hiểu nhu cầu người dùng địa phương giúp công ty có lợi thế khi áp dụng công nghệ và cơ sở dữ liệu lớn để cung cấp dịch vụ phù hợp. Theo Be, điều này giúp công ty áp dụng công nghệ, liên tục tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng và cả tài xế, đối tác, chủ nhà hàng.

See also  Be vào Top 10 thương hiệu tạo trải nghiệm khách hàng xuất sắc

Điều này có nghĩa, hàng nghìn tài xế Be dễ dàng dự đoán và xác định khu vực có nhu cầu gọi xe tăng cao. Với chủ nhà hàng, quán ăn, mọi quy trình từ nhận đơn, cập nhật trạng thái và kết nối với shipper đều tự động hóa mà không cần thuê kỹ sư máy tính chuyên nghiệp.

Đối tác tài xế Be.

Tài xế Be trao đổi cùng người dùng trước khi bắt đầu chuyến đi. Ảnh: Be

Từ trải nghiệm cá nhân hóa, Be có lợi thế về tiêu chí thời gian – công sức. Theo KPMG, yếu tố này đề cập đến việc: xây dựng quy trình thuận lợi, đơn giản hóa cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Be mang đến thị trường dịch vụ gọi xe cùng đa dạng phương thức thanh toán như: tiền mặt, ví điện tử (Momo, ZaloPay, Viettel Money), ngân hàng số Cake by VPBank, Apple Pay…

Cũng theo Be Group, từ năm 2019 đến nay, đơn vị theo đuổi chiến lược: tập trung vào sản phẩm cốt lõi, không ngừng nâng cao dịch vụ và thấu hiểu người dùng. Hãng phát triển dải dịch vụ tiện ích gắn liền với đời sống thường nhật. Ở mọi thời điểm trong ngày, với những mức độ nhu cầu khác nhau, người dùng đều có thể dùng Be để di chuyển, giao hàng, ăn uống, đặt vé máy bay, tàu xe, nạp tiền điện thoại, săn ưu đãi giải trí… Hiện đơn vị cung cấp hơn 15 dịch vụ với mạng lưới 50.000 đối tác doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty chú trọng hợp tác doanh nghiệp Việt để mở rộng hệ sinh thái, tận dụng các thế mạnh để cùng phát triển.

See also  Xây dựng Hòa Bình dự kiến lãi gấp ba vào năm sau
Be cung cấp dải dịch vụ đa dạng. Ảnh: Be

Be cung cấp dải dịch vụ đa dạng. Ảnh: Be

Theo báo cáo của KPMG, người Việt Nam rất quan tâm đến tiêu dùng bền vững, cao hơn mức trung bình trên thế giới. Để đáp ứng, hãng hợp tác với Xanh SM, đưa trải nghiệm taxi điện, xe máy điện đến gần hơn với người dùng.

Nền tảng còn đầu tư hàng nghìn điểm quảng cáo, phủ sóng kênh online. Theo báo cáo “Người tiêu dùng số” quý II/2023 (The Connected Consumer Q2 2023) của Decision Lab và MMA, Be vào top 3 nền tảng gọi xe được yêu thích nhất tại Việt Nam.

Thời gian tới, nền tảng tiếp tục triển khai các dịch vụ đi sâu hơn vào nhu cầu của người Việt. Hãng kỳ vọng góp phần phổ biến phương tiện công cộng khi có mặt trên Busmap; bán vé điện tử ở các khu vui chơi của Sun World; triển khai Be Mini App trên Zalo nhằm tiếp cận gần 75% dân số Việt Nam. Công ty dự kiến ra mắt tính năng quản lý tài chính thông minh, các gói tiết kiệm, quy đổi điểm bePoint thành ưu đãi…

Minh Huy